Về công phu

Tôi vừa biết rằng từ công phu bắt nguồn từ tên võ thuật Trung kung fu.

Rất đáng suy nghĩ. Chính tên của võ thuật này nhấn mạnh vai trò của công sức, nỗ lực, sự luyện tập không mệt mỏi để nắm vừng một kỹ năng.

Nhiều năm trước tôi cũng tập võ và trong đó có Thái cực quyền. Người ta hay nghĩ rằng các động tác của võ này rất đơn giản, tuy nhiên tôi vẫn nhớ bản chất tỉ mỉ, cầu toàn của nó: chúng tôi đã phải dành cả một năm để học một bài 42 thức, tức là dành một tuần và ba buổi để học chỉ vỏn vẹn một động tác!

Đã từng tập võ, giờ tôi có thể hiểu ý nghĩa của ”công phu” khi ta học một kỹ năng. Để thông thạo một kỹ năng, chúng ta phải thực tập, nỗ lực không mệt mỏi, và cho dù chúng ta giỏi đến đâu, ta luôn phải biết rằng còn rất nhiều nữa để học, rằng còn rất nhiều người giỏi hơn ta.

Để thông thạo một kỹ năng, chúng ta phải có một tư duy cởi mở. Và ở đây tôi muốn nhắc đến sự khác biệt giữa hai tư duy: tư duy bảo thủ (fixed mindset) và tư duy cầu tiến (growth mindset).

Những người có tư duy bảo thủ tin rằng các khả năng của một người là cố định và không thể phát triển hơn nữa, rằng trí thông minh là do bẩm sinh và thành công là kết quả của tài năng đơn thuần.

Trong khi đó, những người có tư duy cầu tiến tin rằng họ có thể học hỏi và cải thiện các khả năng thông qua sự nỗ lực và vượt qua thất bại. Họ tiếp nhận thất bại và thách thức một cách tích cực, như những cơ hội để phát triển thêm tài năng của họ. Mỗi thất bại, mỗi feedback là bài học quý giá, và nỗ lực là yếu tố tất yếu để thành công. Rõ ràng người tập võ có tư duy cầu tiến và sẵn sàng học hỏi cả đời. Họ tìm niềm vui tại quá trình học hỏi chứ không phải tại kết quả nào đó.

Tôi đã từng có tư duy bảo thủ. Tôi đã sợ học những kỹ năng mà mình cho rằng không có tài năng bẩm sinh, tôi đã không đủ can đảm để đối mặt với các hạn chế của mình và tôi đã đổ lỗi cho hoàn cảnh sống hay người khác vì mình chưa bứt phá được. Tôi đã phải mất nhiều năm để hiểu tầm quan trọng của từ ”công phu”.

Còn bạn thì sao? Bạn có đủ can đảm để thay đổi tư duy của mình? Bạn sẽ chọn con đường nào? Con đường của lời bào chữa và đổ lỗi hay con đường của nỗ lực và công phu?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s